Điều trị và phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
Là một bệnh lý ác tính của tế bào gai hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung; hình thành khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, tạo ra khối u trong cổ tử cung, nhân lên vô kiểm soát và xâm lấn khu vực xung quanh; thậm chí di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Đây là bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới, chỉ đứng sau ung thư vú; đứng thứ hai trên thế giới. Ung thư cổ tử cung gặp phổ biến ở phụ nữ, bệnh diễn biến thầm lặng từ 10-20 năm. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo: Phụ nữ từ 21 tuổi nên sàng lọc ung thư cổ tử cung. Đây là cách duy nhất phát hiện sớm và bảo đảm chất lượng sống khỏe, giữ gìn hạnh phúc cho các chị em.
Mục lục
Thống kê về bệnh
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ hiện nay. Theo thống kê trung bình mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 14 ca mắc mới, trong đó khoảng 7 ca tử vong.
Bệnh thường diễn biến thầm lặng, khi xuất hiện các dấu hiện như dịch âm đạo ra bất thường, đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường hoặc sưng chân,… tức cảnh báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm.
Nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng khả năng làm mẹ ở phụ nữ chưa có con do phải khoét chóp CTC, cắt CTC hoặc cắt toàn bộ tử cung cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng sống và đời sống tình dục của chị em khi không may mắc phải căn bệnh này.
Sức khỏe là rất quan trọng cần quan tâm nhiều hơn.
Nên sàng lọc cổ tử cung từ độ tuổi 21
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung (CTC) là do virus HPV (Human Papilloma Virus); loại virus lây truyền qua đường tình dục gồm âm đạo; hậu môn hoặc thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng và tay. Khoảng 40% phụ nữ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời; tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi sinh hoạt tình dục.
Đa số các trường hợp nhiễm HPV cơ thể sẽ tự đào thải và khỏi bệnh. Nếu phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao; đặc biệt 2 type 16, 18 – chiếm hơn 70% trường hợp mắc bệnh và phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác; tổn thương ban đầu có thể tồn tại. Bệnh tiến triển thầm lặng trong khoảng thời gian từ 10-20 năm để hình thành tiền ung thư, ung thư cổ tử cung xâm lấn. Vì vậy, phụ nữ trên 35 tuổi; đặc biệt là nhóm phụ nữ 45-50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là do virus Human Papillomavirus (HPV). Gần 99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung bị nhiễm virus HPV. Trong đó virus HPV týp 16 và 18 chiếm đến 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.
Virus HPV có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da, lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả âm đạo, hậu môn và thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng và tay.
“Khoảng 90% trường hợp mụn cóc (sùi mào gà) ở cơ quan sinh dục; đặc biệt là nam giới gây ra bởi virus HPV 2 týp 6 và 11. Các loại virus HPV khác có thể gây ung thư ở dương vật và ung thư cuống họng” . ( bác sĩ Bạch Thị Chính nhấn mạnh).
Phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư CTC
Tuy là bệnh lý nguy hiểm, nhưng chị em không nên quá lo lắng, bởi cơ hội chữa khỏi bệnh cao nếu phát hiện kịp thời. Cụ thể, ở giai đoạn tiền ung thư thì tỷ lệ sống sót 5 năm lên tới 90%. Nếu ung thư đã di căn xa, tỷ lệ sống sót 5 năm còn 10-20%.
Nếu không thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào, chị em cần tầm soát định kỳ theo các mốc như sau:
Từ 21-24 tuổi: Nên làm xét nghiệm Pap smear hay Thin Prep 3 năm/1 lần;
Từ 25 – 65 tuổi: Nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 3 năm/1 lần (theo khuyến cáo ASC 2020 – Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ);
Trên 65 tuổi: Nếu không có bất thường ở tế bào cổ tử cung; thực hiện xét nghiệm Pap và HPV đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua thì có thể ngừng tầm soát ung thư.
Bên cạnh đó, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, nữ giới nên sử dụng các biện pháp tự bảo vệ khi quan hệ tình dục; luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ vào các thời điểm nhạy cảm; chẳng hạn như trong kỳ hành kinh, sau kỳ kinh; sau khi vận động thể lực; sau khi quan hệ tình dục; xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý…
Cùng Website HBT phòng tránh các bệnh nguy hiểm.
Trích dẫn từ website giadinh.net.vn