Những cách “đáp trả” chuẩn thanh lịch mà bạn cần biết

Những cách “đáp trả” chuẩn thanh lịch mà bạn cần biết

Những vấn đề về hôn nhân và con cái luôn làm bạn lo lắng; nhưng nó cũng  chỉ là sự chuyển giao từ câu hỏi này sang câu hỏi khác. Câu hỏi muôn thuở: “Bao giờ lấy chồng?” Hay thậm chí là “Bao giờ sinh con?” Mỗi khi sum họp gia đình hay gặp gỡ bạn bè đều gây áp lực cho các bạn trẻ. Điều này là dễ hiểu. Các thành viên trong gia đình rõ ràng đang lo lắng; vì những người trẻ tuổi có xu hướng mệt mỏi với việc kết hôn; sinh con đẻ cái.

Mọi người thường sẽ hỏi vì tò mò;hoặc hỏi vì họ không biết phải nói gì. Thậm chí bây giờ, ngay cả chính phủ cũng mất kiên nhẫn; và đưa ra nhiều chính sách động viên sinh con. Do đó, nguy cơ đối mặt với những vấn đề này càng cao; thì tần suất xuất hiện của những câu hỏi trên cũng ngày càng cao. Nếu nó là không thể tránh khỏi; thì bạn có thể dễ dàng đáp trả bằng một số “câu trả lời duyên dáng” như sau.

Bạn nhanh chóng thay đổi chủ đề cuộc trò chuyện

Chuyển hướng câu chuyện sang chủ đề khác là chiến lược phổ biến nhất để “đánh lạc hướng” sự chú ý của người khác. Đừng lo lắng nếu hướng đi không suôn sẻ và hãy tinh tế một chút, chắc chắn mọi người sẽ không nhận ra. Lập tức hướng sự chú ý của người vừa úp mở chuyện chồng con; sang những chủ đề nóng trong xã hội trong khoảng thời gian gần đây; hay bàn về sở thích chung của nhóm hay chuyện cá nhân, với một số gợi ý như sau:

“Cám ơn mọi người quan tâm nha. Mà nhắc mới nhớ, bạn có người yêu chưa ta?” 

“Con bà nhiêu tuổi rồi ha?”

“Tui nhớ hôm trước bà vừa nhận nuôi một em mèo phải không? Giờ em nó sao rồi?” 

bạn linh hoạt

Phát huy khả năng linh hoạt, sự hài hước của bản thân

Nếu bạn cảm thấy việc tò mò chuyện chồng con thật phiền phức thì nhẹ nhàng “thả” một câu đùa thâm thuý xem. Đôi khi sự hài hước của bạn có thể khiến đối phương nhận ra câu hỏi của mình sao mà “kém duyên” và ngừng luôn ý định đào sâu “chuyện nhà người ta”.

“Yêu đương/ Con cái là chuyện trời cho mà. Trời mới biết chứ sao em biết được…”

“Con cũng đang ráng dữ lắm nè!”

“Để coi… Mai nghen?”

“Khi nào có sẽ báo, cứ yên tâm.”

“Năng suất lắm thì cũng phải 9 tháng nữa mới được ẵm cháu à nha.”

“Tụi mình chưa biết khi nào mới có con, nhưng giờ thì có danh sách vú em rồi. Quan tâm vậy thì có muốn tham gia không?”

Thẳng thắn bày tỏ bạn không biết

Một câu “chốt hạ” ngắn gọn, không né tránh nhưng cũng không gợi mở gì thêm có thể “dập tắt” hứng thú của người hỏi, ngăn họ đào sâu thêm về chuyện nhà bạn. Ví dụ:

“Câu hỏi hay ghê. Ước gì tôi cũng biết câu trả lời.”

“Khi nào có thì có thôi.”

“Cũng đang tính nè mà tính chưa ra.”

“Vụ này thì hơi bị tốn thời gian đó. Tui cũng mong là có sớm.” 

bạn không nói

Chia sẻ câu chuyện của bạn

Nếu có thể chia sẻ; hãy thử thoải mái nói về lý do bạn chưa nghĩ đến chuyện lấy chồng, sinh con. Dù là những lý do chủ quan như chưa muốn vướng bận; còn đang tận hưởng cuộc sống tự do,… hay những lý do khách quan như kinh tế gia đình chưa ổn định, vấn đề sức khỏe,… thì đó vẫn là quyết định chính đáng của những người trong cuộc. Đây không phải là điều gì cấm kỵ hay đáng xấu hổ cả.

Khi chia sẻ thành thật với những người thân thiết, đáng tin cậy, những người hỏi thăm với sự quan tâm chân thành, bạn sẽ không phải nhận lại sự tọc mạch, kỳ thị hoặc những “bài dạy dỗ”. Ngược lại, họ có thể ủng hộ bạn về mặt tinh thần để xây dựng và hoàn thiện một gia đình của riêng bạn, hoặc gợi ý những giải pháp cho những vướng mắc của bạn.

Lảng tránh

Binh pháp Tôn Tử được bao đời truyền lại luôn phát huy hiệu quả: “Trong 36 kế, bỏ chạy là thượng sách.” Một lý do rời đi thật lịch sự ngay khi chủ đề “giục cưới, giục đẻ” vừa chớm bắt đầu cũng có thể khiến đối phương hiểu rằng bạn không muốn trả lời câu hỏi này. Chẳng hạn như:

“Để con vào bếp xem có phải phụ giúp gì không.”

“Đi rửa tay/ đi vệ sinh chút xíu nha!”

bạn im lặng

Thật ra, một số câu hỏi về chuyện lập gia đình, hay hối thúc vợ chồng bạn sớm có em bé bắt nguồn từ sự quan tâm, kinh nghiệm cá nhân hoặc một vấn đề chung ảnh hưởng đến nhiều phía (như chính sách của Chính phủ). Vì thế, nếu cảm thấy khó chịu vì đời sống riêng tư bị quan tâm thái quá, bước đầu tiên để làm dịu vấn đề chính là mở lòng và hiểu cho ý định tốt của người hỏi (nếu có). Bước thứ hai: hãy chọn “mẫu đáp trả” phù hợp với hoàn cảnh nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Mời bạn tham khảo thêm nhiều bài viết thú vị khác tại chuyên mục Phụ nữ Yêu của HBT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *