Thông tin về bé gái được cấp cứu ngay khi lọt lòng vì bệnh tim bẩm sinh
Ngày nay số ca trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh ngày càng tăng. Là những dị dạng bất thường của tim xuất hiện ngay từ khi trẻ mới sinh ra. Bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể cũng có nguy cơ bị biến dạng hoặc bất thường về cấu trúc. Nhưng những bất thường về cấu trúc tim mạch là đáng chú ý nhất.Trẻ bị rối loạn nhịp tim có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu và can thiệp ngay.
Mục lục
Nguy hại của bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh là bệnh có nguy hại nhất trong các bệnh về tim mạch ở trẻ em. Bệnh tim bẩm sinh gây ra hai biến cố vô cùng tai hại. Thứ nhất là nó gây ra suy tim nhanh chóng. Suy tim là tình trạng cuối cùng của các vấn đề về tim mạch và chuyện sống chỉ tính bằng ngày bằng tháng chứ không thể kéo dài. Suy tim ở trẻ em càng làm cho cuộc sống trở lên tồi tệ.
Thứ hai, bệnh tim bẩm sinh luôn gây ra sự chậm, kém phát triển về thể chất và tinh thần. Đứa trẻ không có sức khỏe thể lực để thực hiện các công việc đơn giản như chạy cùng bạn bè đồng trang lứa. Đứa trẻ cũng không có khả năng phát triển trí tuệ và năng khiếu học tập. Hầu như chỉ duy trì sự sống.
Bệnh tim bẩm sinh được xem là bệnh nguy hiểm nhất cho sức khỏe trẻ em
Thông tin bệnh lý thai nhi
Sản phụ L.T.T (sinh năm 1991, trú tại Hải Phòng) đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để thăm khám ở tuần thai 25; được các bác sĩ phát hiện thai nhi mắc bệnh lý tim bẩm sinh. Cụ thể, thai nhi có nhịp tim chậm 57 lần/phút; nhịp nhĩ 153 lần/phút; tỷ lệ nhĩ : thất = 1 : 3, được chẩn đoán có tình trạng block nhĩ thất cấp III.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em tuy là một bệnh có tỷ lệ mắc không cao; chỉ vào khoảng 0,3 – 1% trong tổng số các đứa trẻ được sinh ra nhưng nó lại là loại dị tật gây ra nhiều hậu quả nặng nề nhất.
Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh
Theo TS.BS.Đinh Thúy Linh – Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc; block nhĩ thất là một trong những rối loạn về nhịp tim của thai nhi; thường bắt đầu xuất hiện ở tuổi thai từ 18 – 30 tuần, hậu quả có thể xảy ra là phù thai, suy chức năng tim thai và em bé có thể rơi vào tình trạng nguy kịch nếu không được cấp cứu và can thiệp ngay lập tức sau sinh. Do đó, ngay sau khi phát hiện thai nhi có hiện tượng block nhĩ thất, sản phụ được quản lý và theo dõi chặt chẽ tại Trung tâm Sàng lọc; Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
Tới 35 tuần, sản phụ được chỉ định nhập viện theo dõi và chăm sóc tại khoa Sản bệnh, Bệnh viện phụ Sản Hà Nội. 1 tuần sau, nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để em bé chào đời, cuộc hội chẩn liên viện đi đến quyết định mổ chủ động đảm bảo an toàn cho em bé.
Tham gia ê-kíp mổ
Gồm có các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch; Bệnh viện Nhi Trung ương và bác sĩ khoa Sản bệnh; Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. TS. BS. Nguyễn Thanh Hải – Trưởng đơn vị rối loạn nhịp – Trung tâm tim mạch là trưởng ê-kíp. Bên cạnh đó, các bác sĩ khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội “trực chiến” để sẵn sàng hồi sức cho em bé ngay sau khi sinh.
Sau khi chào đời vào 10h50 ngày 7/12; bé gái ngay lập tức được thực hiện hồi sức sau sinh qua cơn nguy kịch. Khi các chỉ số đi vào ổn định, em bé được chuyển sang theo dõi tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Sau sinh sản phụ có tình trạng sức khỏe tốt.
Cần quan sát phát hiện kịp thời bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội khuyến cáo tới các thai phụ hiện nay đa số các bệnh lý tim bẩm sinh có thể điều trị khỏi và trẻ sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời; đặc biệt một số bệnh lý nếu không được hồi sức cấp cứu ngay sau sinh thì sẽ không còn khả năng cứu sống trẻ.
Để được phát hiện tim bẩm sinh ngay trong thai kỳ, sản phụ nên lựa chọn theo dõi tại cơ sở y tế uy tín. Đồng thời trong trường hợp em bé được chẩn đoán mắc tim bẩm sinh; sản phụ cũng nên lựa chọn cơ sở y tế có ê-kíp hồi sức sau sinh tốt, đảm bảo hồi sức kịp thời cho trẻ.
Cùng website HBT chung tay bảo vệ sức khỏe của trẻ
Trích dẫn từ website: dantri.com.vn