Bàn chân hay bị lạnh vào mùa đông? Nguyên nhân tại sao và cách khắc phục

Bàn chân hay bị lạnh vào mùa đông? Nguyên nhân tại sao và cách khắc phục

Mùa đông đến cũng là lúc cơ thể có nhiều biến đổi. Môi bạn có thể bị khô, da dẻ nứt nẻ khô khốc. Nhưng điều quan trọng hơn cả là có một số người bị lạnh chân vào mùa đông. Lạnh chân rất bất tiện và khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chân tay lạnh là phản ứng của cơ thể khi thời tiết lạnh. Các mạch máu ở tay và chân co lại làm giảm lượng máu lưu thông. Từ đó, nhiệt lượng cũng sẽ giảm xuống, khiến tay hay chân của bạn bị lạnh vào mùa đông. Nếu trời nóng, tay chân sẽ nóng trở lại.

Tại sao lại bị lạnh tay chân vào mùa đông?

Tại sao lại bị lạnh tay chân vào mùa đông?
Tại sao lại bị lạnh tay chân vào mùa đông?

Hiện tượng mạch máu bị hạn chế lưu thông

Xảy ra ở một số người do tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc áp suất cao. Khi đó, các mạch máu sẽ bị hạn chế khiến các ngón tay bị đông cứng hoặc tê cứng và không còn cảm giác được nữa.

Tâm lý căng thẳng

Tâm lý căng thẳng
Tâm lý căng thẳng

Căng thẳng hay lo lắng cao độ cũng là nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Cơ thể của người thường xuyên lo lắng thường sản xuất ra hormon adrenaline. Làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bị tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.

>> Xem thêm bài viết về Sống khỏe

Tuần hoàn máu có vấn đề

Những người có tuần hoàn máu kém sẽ khó làm nóng cơ thể, tay và chân. Những người ít vận động, có thói quen hút thuốc lá rất dễ mắc phải tình trạng này.

Thiếu máu

Bệnh nhân thiếu máu cũng dễ bị lạnh chân vào mùa đông. Khi thiếu máu, cơ thể con người có quá ít tế bào hồng cầu. Lúc này, bạn cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình và tham khảo ý kiến ​​tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ.

Mắc bệnh đái tháo đường

Những người bị bệnh tiểu đường (tiểu đường) có lượng đường trong máu cao hơn. Điều này làm thu hẹp các mạch máu và giảm lượng máu cung cấp cho các tế bào. Không chỉ chân bị lạnh mà người bệnh còn có các triệu chứng khác như ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm, tê hoặc đau ở bàn chân và các ngón chân.

Mắc bệnh suy giáp

Suy giáp xuất hiện do sự hoạt động kém ở tuyến giáp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến nhịp tim, thân nhiệt và quá trình tuần hoàn máu. Dấu hiệu dễ thấy nhất là chân tay lạnh.

Cách giữ ấm khi bị lạnh chân

Đi tất và dép 

Đi tất và dép
Đi tất và dép

Đi tất là cách đơn giản nhất để “ủ ấm” bàn chân và làm ấm cơ thể. Ngoài ra, nếu sàn nhà không được trải thảm hoặc lắp đặt hệ thống sưởi thì bạn có thể tự trang bị cho mình đôi dép cách nhiệt.

Dùng nước ấm ngâm chân

Dùng nước ấm ngâm chân
Dùng nước ấm ngâm chân

Ngâm chân vào nước ấm khoảng 10 đến 15 phút giúp máu lưu thông tốt hơn và làm nóng bàn chân nhanh chóng. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ ngon hơn.

Hoạt động cơ thể

Để làm nóng cơ thể, việc đơn giản nhất mà chúng ta có thể làm là vận động cơ thể thông qua các bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ hoặc nhảy dây. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và đôi chân sẽ được giữ ấm suốt cả ngày.

Nếu chân bị lạnh kéo dài dù đã dùng nhiều cách sưởi ấm, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm cách can thiệp y tế kịp thời.

Qua bài viết mà HBT chúng tôi mang lại, mong bạn có thể hiểu được lí do và cách khắc phục chứng lạnh chân. Cùng theo dõi chúng tôi để không bỏ sót tin tức, mẹo vặt hữu ích nhé!

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *