Mẹo: “Bỏ túi ngay” kinh nghiệm khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Mẹo: “Bỏ túi ngay” kinh nghiệm khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Táo bón không hiếm gặp nhưng lại thường xuyên khiến nhiều bà mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con lo lắng, sợ hãi. Những thông tin mà HBT cung cấp sau đây hy vọng sẽ làm giảm bớt lo lắng của các mẹ về trẻ sơ sinh bị táo bón.

Táo bón là gì?

Táo bón là khi phân trở nên khô và số lần đi tiêu giảm xuống dưới 3 lần một tuần. Phân khô cứng khiến nó di chuyển chậm; khó đẩy ra ngoài.

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Vì vậy, trẻ thường cảm thấy đau đớn; khó chịu vì phải rặn mạnh phân ra ngoài. Nếu đặt lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường có biểu hiện như thế nào?

Tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết được bệnh táo bón ở trẻ em; đặc biệt là trẻ sơ sinh. Mẹ có thể dựa vào 3 dấu hiệu thường gặp dưới đây để biết bé có đang bị táo bón hay không.

Trẻ sơ sinh lười ăn, quấy khóc

Một dấu hiệu của bệnh táo bón chính là trẻ bỗng dưng lười ăn, quấy khóc không rõ lý do và có những biểu hiện nhăn nhó khó chịu. Điều này là do lượng thức ăn không được hấp thu và đào thải khi vào trong cơ thể bé; thậm chí có thể gây hiện tượng hấp thụ ngược. Lúc này bé thường có cảm giác đầy bụng; mệt mỏi; khó chịu nên dễ quấy khóc vô cơ và ngủ không sâu giấc.

Trẻ quấy khóc vô cớ, lười ăn có thể là biểu hiện của chứng táo bón
Trẻ quấy khóc vô cớ, lười ăn có thể là biểu hiện của chứng táo bón

Trẻ sơ sinh ít đi ngoài hơn bình thường

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi vệ sinh 1 – 2 lần/ ngày đối với những trẻ trong độ tuổi từ 8 – 12 tháng và còn đang bú sữa mẹ. Số lần đi vệ sinh này có thể giảm đối với những trẻ đã dùng sữa ngoài.

Nếu mẹ để ý thấy trẻ bỗng ít đi ngoài hơn bình thường, khoảng 1 – 2 tuần mới đi một lần kèm theo những biểu hiện rặn rất khó khăn (như mặt đỏ bừng; nhăn nhó do phải dùng nhiều sức); phân bón cục rắn thì chứng tỏ bé đang mắc phải chứng táo bón.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, khó tiêu

Một dấu hiệu khác cũng thường thấy ở những trẻ mắc chứng táo bón chính là hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Những lúc này; nếu mẹ để ý sẽ thấy bụng bé luôn trong tình trạng phình to và khi sờ vào thì thấy cứng.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón; trong đó thường gặp nhất là những nguyên nhân sau:

Do chế độ ăn uống của mẹ

Hầu hết trẻ sơ sinh đều đang trong tình trạng bú sữa mẹ ở những giai đoạn đầu đời. Do đó, tình trạng bệnh lý của con hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của mẹ.

Ví dụ như khi mẹ ăn uống thiếu dinh dưỡng; ít chất xơ hay ăn nhiều những loại thực phẩm khó tiêu; đồ cay nóng cùng chế độ ngủ nghỉ không hợp lý sẽ khiến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể bé bị ảnh hưởng; từ đó dẫn đến chứng táo bón.

Chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến bệnh lý của con
Chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến bệnh lý của con

Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón; mẹ nên lưu ý và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình bằng cách tăng cường các loại củ quả tươi; rau xanh để bổ sung chất xơ. Đây đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé bởi chúng chứa nhiều vitamin có khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, mẹ có thể thường xuyên ăn sữa chua để giúp lợi khuẩn tốt hơn.

Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài

Khi trẻ sơ sinh được cho dùng sữa ngoài quá sớm cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. Lý giải cho điều này là bởi ở những tháng tuổi đầu tiên dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện; trong khi đó sữa công thức lại được kết hợp nhiều chất nên bé sẽ khó mà tiêu hóa được.

Đồng thời, các loại sữa ngoài được cho là tương đối khó tiêu hóa; đặc biệt có khả năng cao dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón nếu mẹ cho bé uống sữa pha không đúng công thức.

Do các vấn đề về bệnh lý 

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên thì táo bón ở trẻ sơ sinh cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan; cụ thể là do bệnh lý trong chính cơ thể bé. Trẻ có thể bị táo bón sớm nếu có các dị tật bẩm sinh hoặc tổn thương đường tiêu hóa như: bệnh suy giáp trạng hay đại tràng bị phình to.

Xem thêm: những cách chăm sóc trẻ sơ sinh khác

Những lời khuyên dành cho các bà mẹ có trẻ sơ sinh bị táo bón

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bé

Với những trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì việc đầu tiên cần làm chính là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ sao cho hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng hơn; đặc biệt là bổ sung chất xơ.

Tăng cường bổ sung chất xơ cho bé để giúp trị chứng táo bón hiệu quả
Tăng cường bổ sung chất xơ cho bé để giúp trị chứng táo bón hiệu quả

Còn đối với những trẻ đã ăn dặm thì trực tiếp thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé bằng cách bổ sung cho trẻ nhiều các loại thực phẩm giàu khoáng chất; giàu chất xơ để giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ. Mẹ cũng nên kết hợp cho trẻ uống nhiều nước để quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Ngâm hậu môn với nước ấm

Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ là biện pháp hiệu quả và cần thực hiện lâu dài. Bên cạnh đó, khi trẻ bị táo bón mẹ có thể ngâm hậu môn của bé với nước ấm để mang lại hiệu quả ngay tức thì; đặc biệt với những trẻ hay quấy khóc và lười ăn.

Mẹ nên thực hiện ngâm hậu môn con với nước ấm khoảng 5 – 10 phút mỗi lần và 1 – 2 lần mỗi ngày. Việc này giúp trẻ sơ sinh đi ngoài một cách dễ dàng hơn bởi nước ấm có thể kích thích cơ vòng hậu môn.

Massage bụng cho trẻ

Ngoài ra, massage bụng cho trẻ cũng là biện pháp được nhiều mẹ sử dụng. Mẹ sử dụng 3 ngón tay giữa để không tạo áp lực quá lớn lên bụng con; chụm 3 ngón tay này lại và đặt lên vùng bụng xung quanh rốn của bé. Sau đó sử dụng lực ấn vừa phải và chuyển động tròn xung quanh rốn. Mỗi lần massage thực hiện trong khoảng 3 phút.

Động tác này giúp giải quyết tình trạng đầy bụng; khó tiêu một cách hiệu quả bởi lúc đó thức ăn sẽ mềm ra và chuyển động xuống dưới hậu môn để được đào thải ra ngoài.

Massage bụng cho bé giúp giải quyết tình trạng khó tiêu, táo bón
Massage bụng cho bé giúp giải quyết tình trạng khó tiêu, táo bón

Một vài cách xử trí mẹ có thể bỏ túi để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón trên đây. Chắc chắn cha mẹ sẽ bớt lo lắng và có kinh nghiệm hơn để chăm sóc khi con trẻ gặp phải chứng này.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà HBT đã chia sẻ đến bà mẹ. Hy vọng sẽ đem đến những thông tin bổ ích cho các bạn nhé!

Trích từ website: Medlatec.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *